Đĩa đệm nằm giữa các đốt sống, có tác dụng như một gối đỡ đàn hồi, giúp cột sống thực hiện các động tác cúi, nghiêng, ưỡn, xoay. Đĩa đệm gồm có bao xơ bên ngoài, cấu tạo từ các vòng sợi dai, chắc và nhân nhầy ở dạng keo bên trong.
Nguyên nhân gây bệnh thoát vị đĩa đệm
- Phổ biến là tư thế sai trong lao động, vận động và hoạt động. Cơn đau thường xuất hiện khi ta nhấc vật nặng ở tư thế không phù hợp. Tư thế lao động, tư thế ngồi, mang vác nặng sai cách đặc biệt hay gặp nhất là việc bê vác vật nặng. Ví dụ: thay vì ngồi xuống bê vật rồi từ từ đứng lên, nhiều người có thói quen đứng rồi cúi xuống, nhấc vật nặng lên. Việc mang vác nặng sai tư thế này dễ gây chấn thương đốt sống lưng, thoát vị đĩa đệm. Không chỉ bê vác nặng, mà nhiều thói quen sinh hoạt hàng ngày cũng ảnh hưởng xấu tới xương khớp như tư thế ngồi gây cong vẹo cột sống, tập thể dục không đúng cách gây thoái hoá khớp, trật khớp, gây nên bệnh xương khớp.
Phòng khám chuyên khoa Việt Đức SÀI với 15 năm kinh nghiệm chữa thoát vị
- Do thoái hoá tự nhiên: Tuổi tác và các bệnh lý cột sống bẩm sinh hay mắc phải như gai đôi cột sống, gù vẹo, thoái hóa cột sống cũng là các yếu tố thuận lợi để gây bệnh. Những người ở độ tuổi từ 30 đến 50 là có nguy cơ bị thoát vị cao nhất do những thành phần nước và đàn hồi bên trong nhân tủy sẽ giảm đi theo tuổi. Những người trên 30 tuổi, đĩa đệm thường không còn mềm mại, nhân nhày có thể bị khô, vòng sụn bên ngoài xơ hóa, rạn nứt và có thể rách. Trên cơ sở đó nếu có một lực tác động mạnh vào cột sống (chấn thương, gắng sức…), nhân nhày có thể qua chỗ rách của đĩa đệm thoát vị ra ngoài chui vào ống sống, chèn ép rễ thần kinh gây đau cột sống.
- Do bị tai nạn hay các chấn thương cột sống.
- Cũng có thể do nguyên nhân di truyền. Nếu bố mẹ có đĩa đệm yếu do bất thường về cấu trúc thì con cái cũng dễ bị thoát vị đĩa đệm.
Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng sóng cao tần là gì?
Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm bằng sóng radio qua da hay còn gọi là tạo hình nhân đệm là phương pháp sử dụng năng lượng của sóng radio để tạo nên những đường hầm trong lòng đĩa đệm và đốt cháy nhân nhầy rồi dùng dụng cụ cắt bỏ nhân nhầy đã đốt kéo ra ngoài. Điều này làm giảm thể tích của đĩa đệm do áp lực trong lòng giảm do vậy hạn chế được sự chèn ép vào tủy sống và rễ thần kinh làm bệnh nhân bớt hoặc hết đau.
Hình ảnh: đĩa đệm bị thoát vị
- Về kỹ thuật được tiến hành như sau: dùng một kim nhỏ kích thước đường kính chỉ 0,8mm.Với sự dẫn đường của máy X quang C-arm, mũi kim được đưa qua da di chuyển đến trung tâm nhân nhầy của đĩa đệm. Dưới tác động của sóng radio lưỡng cực ở nhiệt độ 40-700C sẽ làm giảm áp lực trong lòng đĩa đệm đồng thời tăng áp lực bên ngoài khối thoát vị có tác dụng thu hút nhân nhầy trở về vị trí cũ, giải phóng dây thần kinh bị chèn ép. Phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm này mang lại hiệu quả cao, an toàn bởi nó được thưc hiện dưới sự giám sát của máy móc hiện đại
- Phương pháp này vừa giúp bệnh nhân tránh được các di chứng vẫn thường gặp trong điều trị xâm lấn bằng phẫu thuật lấy đĩa đệm ra khỏi đốt sống, vừa là cách chữa hiệu quả hơn so với phương pháp đốt bằng laser bởi bảo vệ được nguyên vẹn cấu trúc đĩa đệm và cấu trúc cột sống.
- Sóng radio cao tần còn có thể khống chế tốt các bệnh lý mạn tính của vùng thắt lưng, cổ, đau thần kinh tọa, thần kinh ngoại biên… Chỉ thực hiện được ở những bệnh nhân bị thoát vị ở mức độ nhẹ, trên phim MRI đĩa đệm chỉ mới lồi ra sau, đĩa đệm còn chứa nhân nhầy chưa mất nước, chiều cao đĩa đệm phải còn ít nhất 50% và không có các bệnh lý cột sống kèm theo.
Những ưu điểm nổi bật của phẫu thuật thoát vị đĩa đệm bằng sóng radio đó là:
- Bảo tồn được nguyên vẹn đĩa đệm.
- Không gây ảnh hưởng đến độ bền vững của cột sống,
- Không gây biến chứng.
- Không gây mê toàn thân.
- Không mất máu.
- Thời gian phẫu thuật ngắn, chỉ khoảng 20 phút.
- Tỉ lệ thành công cao trên 90%.
- Bệnh nhân có thể ra viện trong ngày và không cần chế độ chăm sóc đặc biệt sau phẫu thuật..
Các phương pháp phòng bệnh
Để tránh mắc bệnh, cần phải rèn luyện một cơ thể khỏe mạnh và đặc biệt là một cột sống vững chắc. Trẻ em cần ngồi học đúng tư thế, tránh mang vác nặng dẫn đến tật gù vẹo cột sống, là một trong những yếu tố gây thoát vị đĩa đệm.
Người lớn tránh khiêng vác, bê vật nặng ở tư thế cúi lom khom. Sau khi ngồi khoảng 1 giờ cũng nên đứng dậy nghỉ ngơi 5-10 phút, vừa bảo vệ mắt lại vừa giữ gìn đĩa đệm cột sống. Tránh tuyệt đối các động tác thể thao hoặc vận động quá mức và kéo dài.
Nếu có bất cứ câu hỏi vui lòng liên hệ Phòng khám chuyên khoa Xương Khớp Việt Đức SÀI GÒN hoặc gọi Hotline : 0981.964.332
SÁNG Y ĐỨC – VỮNG CHUYÊN MÔN – VUÔNG TRÒN HẠNH PHÚC!